
Là Một Người Lao Động, Cần Làm Gì Để Bảo Vệ Quyền Lợi Của Mình?
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đi làm ngày càng tăng. Trở thành một người lao động, ta luôn là kẻ yếu thế hơn và luôn bị các công ty “chèn ép”, “bóc lột” chỉ vì còn quá “gà mờ” và “non”. Do đó, các bạn cần biết những điều dưới đây để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách hợp pháp, đúng với bộ luật lao động nhà nước ban hành.
1. Phỏng vấn
Công ty không được giữ hồ sơ gốc, nếu cần giữ thì nên nộp Bản sao có công chứng. Còn nếu mà có công ty nào yêu cầu nộp giữ bằng Đại học gốc thì thôi quên đi, kẻo sau này phải lạy lục xin xỏ công ty trả bằng.
Theo luật lao động, thời gian thử việc:
- 1 tháng đối với: Lao động phổ thông, các vị trí yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- 2 tháng đối với: các vị trí yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
Và thử việc không được quá 1 lần!
Tuy nhiên, cũng có nhiều công ty nước ngoài do điều kiện đặc thù nên yêu cầu thử việc 3 tháng hoặc có nhiều công ty công nghệ vì lí do ABCXYZ mà chỉ ký hợp đồng cộng tác viên với nhân viên (mặc dù nhân viên làm full-time). Cái này tùy từng trường hợp, không phải cứ công ty nào không làm đúng quy định về thời gian thử việc đều lôm côm, các bạn nên cân nhắc. Điều quan trọng là khi đi phỏng vấn, các bạn thể hiện rõ được với nhà tuyển dụng/nhân sự rằng bạn hiểu rất rõ quyền lợi của mình.
Mức lương thử việc đôi bên có thể thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
2. Hợp đồng lao động
HỢP ĐỒNG! HỢP ĐỒNG! HỢP ĐỒNG! Cái gì quan trọng thì nói 3 lần. Khi đi làm dù là công việc gì, dù có ngại có xấu hổ tới đâu thì cũng nhất định phải có một hợp đồng lao động. Có rất nhiều công ty gài nhân viên bằng câu: “Nếu có tranh chấp thì giải quyết căn cứ theo quy chế công ty và luật lao động”. Các bạn nếu có gặp trường hợp này thì nhớ phải nghiên cứu rõ quy chế công ty, kẻo có xảy ra tranh chấp thì lại bị lôi luật rừng ra không cãi được.
• Đối với các bạn đã bị công ty lôi quy chế ra trừ lương, giữ lương vô tội vạ thì trị như thế nào?
Bí kíp đây: Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dung lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn tại cơ sở. Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành, công ty phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội nơi địa bàn doanh nghiệp có trụ sở.
>> Vậy nên nếu có bị bắt nạt thì thân ái hỏi nhỏ xem công ty đã đăng ký nội quy lao động chưa nhé, mà nếu chưa đăng ký thì nội quy coi như không có giá trị nhé!
3. Cách xử trí khi công ty nợ lương
Mỗi ngày trên các diễn đàn về việc làm, tuyển dụng chắc phải có khoảng 3 – 4 bài viết kêu ca về việc công ty nợ lương không đòi được. Đương nhiên là các chủ doanh nghiệp rắn mặt thì người lao động cũng phải rắn tay rồi! Luật Việt Nam là luật bảo vệ người lao động nha các bạn ����.
- Các công ty nợ lương trên 1 tháng, các bạn có thể tiến hành khởi kiện hoặc khiếu nại ra Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi công ty có trụ sở. Sở sẽ nhanh chóng giải quyết trong thời gian x ngày kể từ khi nhận được đơn khiếu nại.
- Trong trường hợp khiếu nại không thành công, các bạn tiếp tục nộp đơn ra Tòa án nhân dân Quận/Huyện mà doanh nghiệp có trụ sở. Nợ lương không trả cho nhân viên là sẽ bị phạt hành chính kèm theo đó là phải trả một khoản tiền lãi cho người lao động.
Ngoài ra nếu công ty không trả lương các bạn cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và công ty vẫn phải đền bù tổn thất cho bạn. Đừng ngại kiện tụng, hệ thống hành chính của VN giờ cũng đỡ lắm rồi
Các bạn hãy hình thành dần cho mình thói quen tận dụng hết các quyền công dân của mình nhé. Bài viết của mình đến đây là kết thúc, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Chúc các bạn may mắn ����
Post Comment