Loading Now

5 Bí Kíp Bỏ Túi Để Tự Học Lập Trình Thành Công

Nếu bạn đang tò mò nghiên cứu bắt đầu học lập trình, hay đang ở những bước đầu tiên trên con đường làm nghề lập trình viên và muốn có một hình dung tốt hơn về chặng đường mình sẽ đi – bài viết này là dành cho bạn.

1. Hiểu bản thân muốn gì

Hãy tự hỏi bản thân câu hỏi: Mục tiêu của bạn là gì? Tại sao bạn muốn trở thành một lập trình viên? Ví dụ, bạn muốn trở thành một lập trình viên vì bạn muốn làm một ứng dụng để kiếm tiền. Hay bạn có muốn có một công việc lương cao tại FPT Software? Hay bạn muốn học nó như một sở thích?

Một lỗi phổ biến của những người mới bắt đầu đó là không xác định được mục tiêu cụ thể của bản thân. Điều này khiến bạn bị sao nhãng do có quá nhiều kiến thức mà bạn muốn học, tệ hơn, bạn có thể cảm thấy nản chí và muốn bỏ cuộc ngay từ khi rất sớm. 
Lời khuyên của tôi là chỉ tập trung vào một mục tiêu. Ví dụ, sau khi tôi chuyển trọng tâm của mình từ hai mục tiêu sang một mục tiêu, tôi biết bản thân nên học gì và mình cần làm gì mỗi ngày, tôi đã lên kế hoạch cho bản thân về những kiến thức cần học và ngừng chú ý đến những thứ khác.

Vì vậy, trước khi tập trung vào những kiến thức khác, tốt hơn là trau dồi kỹ năng chính của bạn. Bằng cách tập trung vào một thứ tại một thời điểm, bạn sẽ trở nên năng suất hơn.

2. Mở rộng quan hệ của bản thân

Tôi từng là một con sói đơn độc khi bắt đầu học lập trình – mỗi khi tôi gặp phải một lỗi hoặc bất kỳ khái niệm khó hiểu, tôi không có ai để giải đáp thắc mắc hộ mình.
Trong hai tháng đầu tiên, tôi đã không biết đươc rằng có rất nhiều cộng đồng lập trình như thế trên các trang mạng xã hội như Facebook, Quora hay Stack Overflow. Thậm chí ngay lúc này đây, nếu bạn có bất kì câu hỏi nào bạn cũng có thể tạo một chủ để tại mục Thảo luận của CodeLearn để được cộng đồng những người dùng CodeLearn giải đáp. Một khi bạn bước vào cộng đồng lập trình viên trực tuyến, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì có nhiều người và tài nguyên có thể giúp bạn trong quá trình học của mình như thế.

Nếu bạn cũng đang mặc kẹt, hãy thử tham gia một trong những cộng đồng này trên Facebook hoặc bất kỳ nền tảng nào khác. Dựa trên kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy chưa bao giờ phải trải nghiệm bất cứ điều gì tiêu cực từ các nhóm này.

3. Hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn

Bạn không nhìn nhầm đâu, cứ thoải mái đặt ra bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn. Khi bắt đầu kết nối với mọi người trên các cộng đồng lập trình online, tôi đã rụt rè không dám đăng bất kì câu hỏi nào vì tôi biết tôi còn rất mới với ngành này và sợ những câu hỏi của mình thật là ngu ngốc với những người đã có nhiều năm kinh nghiêm.

Tuy nhiên, ngay lúc tôi ép bản thân ra khỏi vùng an toàn để đưa ra các câu hỏi của mình, tôi đã thực sự rất vui. Tôi nhận ra rằng cách duy nhất để có được câu trả lời là mình phải hỏi nó. Cho dù câu hỏi có ngớ ngẩn đến đâu, mục tiêu của bạn là có câu trả lời cho nó cơ mà. 
Tôi đã rất ngạc nhiên bởi số lượng lời khen ngợi mà tôi nhận được khi hỏi những câu hỏi ngu ngốc nhưng thẳng thắn đó, vậy nên bạn cũng đừng ngại ngùng gì cả, nhiều tân binh đã lãng phí quá nhiều thời gian mắc kẹt vào một vấn đề không phải vì họ thiếu tài nguyên mà đơn giản là thiếu sự tự tin.

4. Dig deeper

Tôi là một người khá lười biếng, tôi có xu hướng từ bỏ một thứ gì đó nếu tôi nhận ra rằng một cái gì đó nằm ngoài tầm hiểu biết của tôi. Ví dụ, tôi đang tập tạo một trang web nhỏ nhưng lại thấy một thuật ngữ mà tôi không hiểu nên lại lên Google xem và thấy nó quá là cao siêu, vậy là tôi lại từ bỏ nó với suy nghĩ “có lẽ trình của tôi chưa đến mức này”.

Điều này quả thật là một sai lầm. Tôi đã lãng phí quá nhiều thời gian khi không tiến về phía trước. Bí quyết để học tốt một điều gì đó là luôn tò mò, đặc biệt là trong ngành lập trình. Một trong những điều lớn nhất tôi học được từ lập trình là luôn đào sâu hơn cho đến khi bạn có được thứ bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn giữ thói quen luôn lùi bước trước những nhiệm vụ khó khăn, thì không có cách nào bạn có thể cải thiện nhanh hơn trong lập trình so với những người luôn tìm kiếm cho đến khi họ có được thứ họ muốn.

Vì vậy, nếu bạn gặp phải điều gì khó khăn, chỉ cần biết rằng đó là điều cần thiết để đạt được kết quả mong muốn. Bằng cách tránh các chướng ngại vật, bạn sẽ đi vào một chu kỳ vô tận của các chướng ngại vật, điều này sẽ khiến bạn mất đi động lực và hy vọng 🙁

5. Bắt tay vào thực hành

Hãy luôn ý thức về tầm quan trọng của việc thực hành mọi thứ. Sau vài tháng học lập trình, bạn có thể hiểu rõ về cách thức hoạt động của giao diện người dùng, các công nghệ phụ trợ để triển khai ứng dụng, nhưng bạn có hiểu làm thế nào tất cả những thứ này hoạt động cùng nhau không?

Chìa khóa là hãy tự xây dựng mọi thứ. Nếu bạn không bắt tay vào thực hành tạo các phần mềm, bạn sẽ không thể làm được một ứng dựng thực tế trong tương lai. Lập trình có rất nhiều kiến ​​thức, và hầu hết đến từ kinh nghiệm, điều đó có nghĩa là bạn chỉ có thể học được một các đầy đủ bằng cách trải nghiệm tự tay tạo ra các sản phẩm.

Sau nhiều thử nghiệm và sai sót, bạn học, ghi nhớ và điều chỉnh bước tiếp theo dựa trên những thất bại của mình để tạo ra những ứng dụng hoàn hảo nhất. 

Kết

Con đường tự học tưởng như gian nan nhưng nếu bạn quyết tâm thì sẽ làm được thôi. Chúc bạn thành công trên con đường mình đã chọn!

Post Comment

Contact