Loading Now

10 Dấu Hiệu Bạn Đang Bế Tắc Trong Việc Học Lập Trình

Lập trình là kỹ năng cần có trong thời đại 4.0 và dần trở thành 1 kỹ năng cơ bản mà ai cũng cần có như đọc, viết hay tính toán… Ai cũng nên học và có thể học lập trình nếu có đủ thời gian và động lực.

Thế nhưng, chúng ta lại thường dễ bỏ dở giữa chừng vì cảm thấy bế tắc, mệt mỏi và không còn đủ động lực. Codelearn sẽ giúp bạn chỉ ra 10 tình trạng phổ biến và cách giải quyết chúng 

1. Thiếu sự tò mò

Nếu bạn thiếu tò mò về máy tính, về cách thức công nghệ hoạt động, bạn sẽ không bao giờ có thể thành công trên vai trò một lập trình viên.

Một yêu cầu cơ bản cho việc học chính là sự quan tâm tích cực đến điều bạn đang học. Nếu bạn không có đầu óc tò mò về công nghệ, bạn sẽ không có năng lượng để tiếp tục học hỏi những kiến ​​thức sâu rộng cần có để trở thành một lập trình viên thành công.

Ngược lại, thế giới công nghệ giống như một đại dương rộng lớn gồm nhiều những lĩnh vực thú vị, các ý tưởng liên kết với nhau và các khả năng có thể kích thích trí tưởng tượng. Phải có một động lực nội tại vốn có để luôn khát khao được lao vào và khám phá tất cả những gì bạn có thể.

Cách khắc phục: Tự hỏi bản thân mình xem lập trình có thực sự là điều bạn mong muốn không? Nếu câu trả lời trung thực của bạn là không, hãy đi tìm thứ gì đó khác. Hãy tiết kiệm thời gian và sức lực của mình. Nhưng nếu câu trả lời của bạn là Có Có và Có, hãy thúc đẩy bản thân tìm kiếm một thứ gì đó mới mẻ và thú vị mà trước đó bạn chưa hề để ý, bạn sẽ nhận ra đại dương rộng lớn và bản thân mình sẵn sàng lặn sâu vào bể kiến thức ấy hơn một chút.

2. Thiếu chủ động và không biết sử dụng tài nguyên

Không còn nghi ngờ gì nữa, để trở thành một lập trình viên thành công, bạn phải tự tin vào khả năng học hỏi của riêng mình. Đây thực sự là một kỹ năng sống cơ bản. Nếu bạn đã trên 18 tuổi, bạn sẽ chẳng còn bắt buộc tham gia đi học nữa, đây chính là thời điểm để tính tự học thể hiện vai trò cốt lõi của nó, và bạn sẽ dần nhận ra đâu mới là điều quan trọng nhất với mình. Trong thế giới phát triển, tất cả thông tin bạn cần đều được tìm thấy trên Google. Chỉ với 1 cú click chuột, biển kiến thức mênh mông đã bày ra trước mắt.

Ngoài việc tra cứu, tất cả các ngôn ngữ lập trình đều có tài liệu và thông số kỹ thuật rất rõ ràng về cách thức hoạt động. Nó giống như sử dụng một từ điển – khi bạn thấy một từ mà bạn không nhận ra, bạn tìm nó. Cách nhanh nhất, đáng tin cậy nhất để xây dựng kỹ năng của bạn như một lập trình viên là chỉ cần đọc tài liệu. Nhưng nó đòi hỏi một sự chủ động không ngừng và tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có. Nếu bạn chỉ mãi chây ì, chẳng biết tự tìm cách học hỏi thì chắc chắn, bạn sẽ sớm thất bại gì là ở bất cứ vai trò gì.

3. Thiếu kiên trì khi đối mặt với vấn đề

Bản chất của lập trình là giải quyết vấn đề. Đó là toàn bộ lý do máy tính được phát minh! Bất cứ khi nào bạn bắt đầu làm việc với một chương trình, bạn sẽ gặp phải toàn bộ các vấn đề. Và một khi bạn giải quyết một vấn đề, gần như luôn có một vấn đề khác ngay sau nó. Bạn đang tiến bộ, nhưng luôn có những vấn đề mới phải đối mặt.

Đối mặt với đống vấn đề đó có thể làm bạn nản lòng và khi các vấn đề vẫn tiếp diễn, chúng sẽ từng chút một đánh gục quyết tâm của bạn. Nhưng bạn nên nhớ rằng, công  việc của bạn chính là tìm ra lý do tại sao chúng lai không hoạt động, tại sao bạn lại gặp khó khăn và giải quyết chúng.

Từ kinh nghiệm trong lớp của tôi, thường có một hoặc hai học sinh hay gặp phải nhiều vấn đề hơn các học sinh khác – thường là những vấn đề khá ngẫu nhiên và khó hiểu. Tôi nhắc nhở học sinh rằng càng có nhiều vấn đề phải đối mặt, Khả năng học tập của các bạn sẽ càng tăng lên. Nếu học sinh giải quyết được những vấn đề này, họ sẽ tiến bộ nhanh hơn rất nhiều.

4. Không có cảm giác thành công sau khi giải quyết 1 vấn đề

Giống như việc quá dễ dàng từ bỏ, không vui vẻ khi giải quyết được vấn đề cũng là một vấn đề thể hiện rằng bạn đang bế tắc. Khi những công việc như fix bug trở thành gánh nặng cứ tiếp diễn mỗi ngày, bạn sẽ chẳng còn chút hứng thú nào cả.

Tương tự như khi chơi game, chúng ta đều sẽ có những cảm giác thỏa mãn đến từ việc kiên trì vượt qua thử thách và cuối cùng chiến thắng. Nhưng nếu bạn đã mất khả năng cảm nhận những cảm xúc đó, hoặc không bao giờ thực sự quan tâm ngay từ đầu, bạn sẽ không thể trải nghiệm niềm vui đến từ lập trình. Nếu bạn thấy lập trình là một công việc mà bạn chỉ muốn có được kết quả dễ dàng như bạn có thể, bạn sẽ không bao giờ thực sự là một lập trình viên thành công.

Bất cứ khi nào bạn giải quyết vấn đề mà bạn phải vật lộn, dù nhỏ bé đến đâu, hãy luôn tự hào về thành quả của mình, nghỉ ngơi và tự chúc mừng mình vì đã hoàn thành tốt công việc. Hãy để cảm giác thành công chìm đắm và tiếp thêm năng lượng cho bạn cho vấn đề tiếp theo mà bạn gặp phải.

5. Mất kiên nhẫn khi học và cố gắng hiểu vấn đề

Nếu bạn đang mất kiên nhẫn khi học và lúc nào cũng mong mình nhanh chóng thành chuyên gia mà chẳng tốn quá nhiều công sức, bạn sẽ không bao giờ thật sự thành công trong lập trình.

Chúng ta là những sinh vật có giới hạn. Ngay cả khi thế giời này đang chuyển động ngày một nhanh hơn với sự giúp sức của máy tính, chúng ta chỉ có thể chạy ở một khả năng giới hạn. Não bộ con người làm việc dưới một tốc độ nhất định, và tốc độ đó phụ thuộc vào quá khứ, niềm tin, cảm xúc và sức khỏe của mỗi người. Mỗi cá nhân lại học và tiếp nhận thông tin ở một mức độ khác nhau.

Còn thế giới của công nghệ lại như một đại dương mênh mông. Bạn sẽ chẳng bao giờ có thể đi tới được tận cùng, chẳng bao giờ có thể đi tới một nơi gọi là “Chuyên gia” để mà biết mọi thứ, giỏi mọi thứ. Bạn càng choáng ngợp bao nhiêu, bạn sẽ càng cảm thấy áp lực phải đeo đuổi bấy nhiêu và sẽ chẳng bao giờ có thể biết đủ. Nếu chẳng thể chấp nhận những gì mình biết và cố gắng học thêm mỗi ngày một chút, bạn sẽ luôn cảm thấy mông lung và sớm muộn sẽ bỏ cuộc.

Thay vào đó, bạn cần tận hưởng hành trình của việc học. Mỗi chút kiến thức bỏ được vào đầu hay một kĩ năng mới học thêm sẽ khiến bạn hào hứng. Giống như giải quyết vấn đề, bạn cần để bản thân cảm nhận niềm vinh quanh của việc được công nhận và vững tin bước tiếp, ngay cả khi đó chỉ là một bước đi rất nhỏ.

Công nhận sự tiến bộ của bạn: Có rất nhiều điều để học hỏi và hành trình lập trình không bao giờ kết thúc. Nhưng kiến thức sẽ được tích lũy, vì vậy hãy tự hào về những gì bạn biết và tin tưởng rằng mọi nỗ lực bạn học được sẽ tạo ra một nền tảng kiến thức vững chắc cho bất cứ nơi nào sự nghiệp đưa bạn đến.

6. Mệt mỏi, chán nản khi phải suy nghĩ

Lập trình là một hành động tư duy. Mặc dù chúng ta rất giỏi trong việc suy nghĩ, nhưng thực tế là mặc dù có dùng cả ngày để làm điều đó, thì chúng ra vẫn lười biếng khi phải suy nghĩ. Khả năng duy trì sự tập trung vào 1 vấn đề nhất định trong 1 khoảng thời gian sẽ trở nên cực kì khó khăn nếu bạn không thường xuyên sử dụng nó.

Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy trống rống, chỉ luôn nhìn vào màn hình, cảm thấy đầu óc mông lung, lúc nào cũng chần chừ khi phải làm gì đó, chuyển đi chuyển lại giữa các tab hay lướt StackOverflow trong vô vọng. Đây có lẽ là những dấu hiệu có thấy bạn đã đạt tới giới hạn và cần tìm cách vượt qua.

Khi lập trình, bạn sẽ mệt mỏi bởi việc suy nghĩ cũng đốt rất nhiều năng lượng như luyện tập cơ bắp vậy. Khi bạn không vận dụng tối đa năng lượng của bộ não, sẽ thật khó có thể tập trung nổi, nhưng giống như tập gym vậy, bạn càng cố gắng nhiều, sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.

7. Không tin vào bản thân mình

Khi học những điều mới mẻ, chúng ta rất dễ cảm thấy mình thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm để đề xuất ra ý kiến của riêng mình. Chủ động làm gì đó có vẻ thật rủi ro.

Mỗi chúng ta đều có một nỗi sợ sai lầm cố hữu kìm hãm sự khám phá và tò mò của bạn, bạn kìm hãm khả năng phát triển kiến thức thực sự, kiến thức thu được từ kinh nghiệm và thất bại. Nếu bạn cứ mãi phụ thuộc vào ý kiến của người khác, của “chuyên gia” thì bạn sẽ chẳng bao giờ thực sự có được kiến thức của 1 LTV và thành công được.

Bạn cần độc lập trong suy nghĩ, quan điểm, về cái gì nên và không nên làm. Bạn cần hiểu được tại sao giải pháp của mình lại hữu hiệu, và lợi ích của chúng là gì. Không chỉ khả năng tìm tòi, bạn cần biết phản biện, tranh luận để bảo vệ những ý kiến của mình.

8. Suy nghĩ cứng nhắc, hẹp hòi, vô tổ chức

Có hai thái cực mà đôi khi tôi thấy ở sinh viên. Đầu tiên là những người cứng nhắc và hẹp hòi trong cách tiếp cận. Họ thường xuyên từ chối sự giúp đỡ từ người khác và dù cho có được góp ý thì cũng chẳng hề tiếp thu. Loại thứ 2 thì rất vô tổ chức. Mọi vấn đề dù là đơn giản nhất cũng sẽ bị làm cho rối tung lên, đôi khi chỉ cần 10 dòng code thì họ lại viết lên tới cả trăm.

Khi hai tư duy này được kết hợp, kết quả là ta có một ông dev cục súc nhất, những dòng code chồng chéo, bug tùm lum fix mãi chẳng hết. Giải pháp duy nhất cho những người như thế này chỉ có thể là làm lại từ đầu, tổ chức lại mọi thứ.

Không có khẳ năng nhìn đa chiều hoặc tiếp thu phản hồi, góp ý sẽ ức chế khả năng phát triển và cải thiện. Làm việc vô tổ chức khiến bạn chậm chạm và ngăn bạn nhìn thấy tổng quan vấn đề, khiến chất lượng công việc giảm sút tệ hại. Để giải quyết, chẳng có cách gì hơn là tự thay đổi cái tôi xấu xí của chính mình.

9. Lúc nào cũng khăng khăng tìm câu trả lời “đúng”

Khi bắt đầu học kỹ năng mới, chúng ta thường muốn biết liệu mình đã làm “đúng” hay chưa. Nhưng câu trả lời lúc nào cũng là “còn tùy”. Khoa học máy tính là một

Khoa học máy tính là một khoa học đánh giá sự các tình huống, bởi thế tất cả phụ thuộc vào hoàn cảnh và mục tiêu. Khi bạn thấy lập trình là một bài kiểm tra với câu trả lời đúng hoặc câu trả lời sai, bạn đang đánh mất những cơ hội lớn hơn và từ bỏ sự sáng tạo của mình. Bất kỳ câu trả lời nào cũng có thể là đúng, nếu bạn có thể đặt nó vào đúng hoàn cảnh.

Thực tế là lập trình giống như làm thơ hay viết truyện vậy, luôn có những vẻ đẹp ẩn sau mỗi dòng code. Lý do cho giải pháp, cách bạn nghĩ ra câu trả lời quan trọng hơn so với việc đó là đáp án đúng hay sai. Có đầu óc nghệ sĩ cho phép bạn có nhiều lựa chọn và khả năng, thay vì nghĩ chỉ có một cách. Đó là vẻ đẹp của lập trình, có nhiều cách để giải quyết vấn đề và việc xem xét các khả năng khác nhau sẽ đưa bạn đến với đáp án phù hợp nhất cho từng trường hợp.

10. Không chú ý đến chi tiết

Máy tính luôn đòi hỏi sự chính xác. Khi nói đến lập trình máy tính, bạn cần cung cấp chính xác các lệnh cần thiết nếu không sẽ chẳng thể làm việc được. Điều đó có nghĩa là khi lập trình, bạn phải có một cái nhìn chi tiết và cụ thể. Mỗi khoảng trắng, ngoặc hay dấu chấm phẩy đều cần thiết. Nếu cứ liên tục cẩu thả và sai những lỗi bé tẹo nhưng rắc rối đó, bạn sẽ mãi chẳng thể nào trở thành 1 LTV giỏi được.

Để cải thiện lỗi này, bạn cần thật kiên nhẫn và đừng nản lòng. Ai cũng có lúc sai dù chỉ là một dấu ;. Đừng quên cải thiện code của mình và sử dụng các tool để hỗ trợ dò lỗi.

Kết luận

Mặc dù lập trình có thể là một kỹ năng khó học, nhưng nó chắc chắn là một thứ mà hầu hết mọi người đều có thể học. Trên đây tôi đã kể ra một số thái độ và tư duy cản trở bạn trở thành 1 LTV giỏi, nhưng hầu hết mọi người trong chúng ta đều có thể vượt qua chúng và phát triển năng lực trong lĩnh vực lập trình.

Nếu bạn quan tâm đến việc học lập trình, mong bạn sẽ bắt đầu học ngay bây giờ và ghi nhớ những lỗi không đáng có này để có thể thúc đẩy bản thân mình tốt hơn!

Post Comment

Contact