
Cáp đồng trục
Lý thuyết
-
Khái niệm
Cáp đồng trục là loại cáp điện có tất cả các lớp cáp có chung một trục lõi dẫn điện và được bọc bởi lớp điện môi không dẫn điện, xung quanh có bện kim loại, ngoài cùng có vỏ bọc cách điện.
-
Cấu trúc
- A: vỏ nhựa bên ngoài
- B: vỏ bện kim loại
- C: chất cách điện
- D: lõi đồng hoặc kim loại phủ đồng
Trung tâm là lớp dây dẫn chính: dây dẫn tín hiệu được làm bằng dây đồng hoặc dây kim loại mạ đồng.
Bên ngoài là lớp dây dẫn: lớp lưới bện kim loại vừa là lớp dẫn điện vừa có tác dụng chống nhiễu điện từ (EMI) cho lõi dây dẫn tín hiệu.
Lớp điện môi không dẫn điện giúp cách ly hai lớp dây dẫn.
Vỏ bọc cách điện bên ngoài bảo vệ các lớp dây dẫn khỏi các tác động của môi trường bên ngoài.
Các ứng dụng của nó bao gồm đường cung cấp giữa máy thu phát vô tuyến và ăng-ten, cáp truyền hình, dây dẫn máy ảnh, v.v.
Tín hiệu số truyền trên cáp chỉ tồn tại bên trong lõi cáp nên chúng ta có thể lắp đặt cáp bên cạnh các vật liệu kim loại mà không sợ bị hao hụt năng lượng.
Các loại cáp đồng trục thông dụng nhất hiện nay là cáp đồng trục RG-59 và cáp đồng trục RG-6. Ngoài ra còn có cáp đồng trục RG-56, RG59, RG-179, 3C-2V, 5C-2V, RG-6, RG-11, QR-320, QR-540, QR-715, QR-860, QR-1125 (Loạt tiêu chuẩn ANSI / SCTE, loạt tiêu chuẩn IEC 61196).
Bài tập
- Loại tín hiệu chạy trên cáp đồng trục?
Post Comment