
Kiểu bool trong Java
Bài tập
Bạn hãy viết chương trình tạo ra biến b
kiểu boolean
(kiểu luận lý), sau đó gán giá trị cho biến b = true
và thực hiện hiển thị biến b
ra màn hình.
Lý thuyết
Ngoài các kiểu dữ liệu bạn đã được học như char, String, short, int, long, ...
thì trong Java còn một kiểu dữ liệu căn bản nữa là kiểu boolean
(kiểu luận lý). Kiểu dữ liệu này chỉ nhận 2 giá trị là true
và false
(tương ứng với đúng và sai). Ví dụ về chương trình sử dụng kiểu boolean
:
public class Variable {
public static void main(String[] args) {
// Khai báo biến a kiểu boolean và gán giá trị cho a = true
boolean a = true;
// Khai báo biến b kiểu boolean và gán giá trị cho a = true
boolean b = false;
System.out.println(a);
System.out.println(b);
}
}
Kết quả khi chạy chương trình:
true
false
Kiểu boolean
thường được sử dụng để lưu trữ kết quả của các biểu thức điều kiện như a > b, a < b, a == b
giống như sau:
public class Variable {
public static void main(String[] args) {
int a = 5;
int b = 4;
boolean c = a > b;
System.out.println(c);
}
}
Kết quả khi chạy chương trình:
true
Đọc tới đây bạn đã biết cách khai báo và sử dụng biến kiểu boolean
, hãy quay lại phần bài tập và làm thử.
Nếu bạn chưa làm được bài này thì có thể xem hướng dẫn ở dưới.
Hướng dẫn
Code mẫu:
public class Variable {
public static void main(String[] args) {
boolean b = true;
System.out.println(b);
}
}
Post Comment