Loading Now

Một tester chuẩn chỉ nên bắt đầu từ đâu? – Phần 3

Phần 3: Tìm việc 

Một trong những sai lầm phổ biến của hầu hết những bạn muốn xin việc cho vị trí tester là làm theo các bước sau:

1) Tìm các trang web việc làm

2) Chọn một số bài tuyển dụng phù hợp

3) Viết một CV và gửi nó cho tất cả các nhà tuyển dụng

4) Cầu nguyện cho mình được HR gọi 😀

Thay vì thụ động chờ một công việc, bạn có thể chủ động tìm việc theo các cách sau:

Tạo các mối quan hệ

1. Lập tài khoản LinkedIn và… hoạt động sôi nổi ở đó

LinkedIn được coi là mạng xã hội số 1 của các chuyên gia trên thế giới. Điều này có nghĩa là các sếp, hay các đội tuyển dụng, hay những người tester chuyên nghiệp cũng có thể hoạt động ở đó. Đây là nơi tuyệt vời để bạn cho những người đó biết thêm về bạn,về kỹ năng và chuyên môn của bạn.

Tham gia LinkedIn rất dễ dàng, bạn chỉ cần làm theo các bước sau:

> Tạo tài khoản

> Cập nhật hồ sơ của bạn bằng cách thêm các kỹ năng, thành tích, giáo dục, chứng nhận, những điều bạn quan tâm, v.v (Hãy tạo hồ sơ một cách nghiêm túc vì đây được xem như một trang CV trực tuyến của bạn)

> Tìm kiếm và thêm kết nối. Hãy kết nối một cách chọn lọc, invite và add những người có chuyên môn là tester hoặc đang làm việc trong công ty mà bạn mơ ước được làm cùng.

> Tham gia các nhóm và bắt đầu thảo luận: hãy tham gia các nhóm về tester và bắt đầu đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi. Điều này rất quan trọng vì nó cho thấy bạn thực sự quan tâm đến việc làm tester và bạn coi trọng sự nghiệp của mình.

2. Dự các hội thảo

Hãy google các buổi hội thảo liên quan đến kiểm thử phần mềm xung quanh bạn để tham dự. Đây quả thực là một nơi tuyệt vời để học hỏi kinh nghiệm thực tiễn mà bạn không thể tìm thấy được trong bất kỳ tài liệu nào. Tuy nhiên, phần hữu ích nhất của các hội thảo là bạn có thể kết nối với những người làm tester và các bên HR bởi vì trong một số hội thảo sẽ có gian hàng để thu hút ứng viên của các nhà tuyển dụng.

Viết một CV đầy đủ

Chưa vội bàn đến cách viết một CV ấn tượng, trước tiên hãy đảm bảo CV của bạn đáp ứng được những yêu cầu sau:

1. Không có lỗi chính tả và ngữ pháp

Mọi người vẫn thường mắc lỗi này một cách rất vô tình. Thường thì các nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cả và từ chối luôn các ứng viên mắc lỗi chính tả trong CV của họ. Tại sao? Vì điều này cho thấy ứng viên quá lười biếng và bất cẩn. Từ năm 2016 tất cả chúng ta đều biết rằng việc kiểm tra chính tả trên Word dễ dàng như thế nào mà. Vậy nên không có bất kì lý do nào biện hộ cho việc sai chính tả của mình cả. 

2. Thiết kế và định dạng rõ ràng
Nếu bạn sáng tạo và trang trí cho CV của mình 1 chút thay vì tông màu đen trắng nhàm chán sẽ khiến cho các nhà tuyển dụng ấn tượng với CV của bạn hơn. Nhưng không cần thiết phải thiết kế quá kỹ như thể bạn đang apply cho vị trí designer đâu nhé.

Dù sao thì điều tối thiểu là hãy sắp xếp các nội dung trong CV một cách logic, sử dụng phông chữ và kích thước chữ thích hợp.

3. Ngắn gọn và súc tích

> Ngắn gọn:

Đừng để CV của bạn trông như một bài luận văn, tầm 1-2 trang thôi là đủ.

Bạn có thể có rất nhiều kỹ năng muốn show ra cho nhà tuyển dụng, nhưng những người bên tuyển dụng cũng có rất nhiều thứ phải làm và không có thời gian để đọc và chắt lọc ra kỹ năng chính phù hợp với công việc của bạn là gì. Vì vậy hãy viết ngắn thôi, điều này sẽ khiến người đọc CV của bạn thấy có hứng thú hơn khi phải đọc nó đấy.

> Súc tích:

Ý mình là hãy tạo CV theo cách mà người đọc có thể dễ dàng tìm thấy những gì họ muốn. 

Điều quan trọng là bạn phải tìm ra những gì tuyển dụng muốn, những kỹ năng gì họ thực sự tìm kiếm cho vị trí ấy.

Làm sao?

Trước tiên, bạn cần đọc kỹ mô tả công việc và hiểu những kỹ năng họ đang tìm kiếm cho vị trí này.

Thứ hai, tùy chỉnh CV của bạn để những kỹ năng phù hợp với vị trí bạn apply sẽ đập vào mắt nhà tuyển dụng đầu tiên. Một mẹo nhỏ là khi viết CV hãy sử dụng những thuật ngữ giống với mô tả công việc trên trang tuyển dụng nhé.

Ví dụ: nếu JD viết là công ty đó đang cần người viết các trường hợp để kiểm tra, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng các cụm từ như “test case” để miêu tả về các kỹ năng của bạn trong CV. Nói tóm lại, nếu một công việc có nhiều từ để diễn đạt, hãy dùng đúng cụm từ bên tuyển dụng miêu tả trong JD nhé. Việt này sẽ giúp cho bên tuyển dụng dễ dàng nhận ra bạn phù hợp với công việc họ đang tìm kiếm.

Mục tiêu ở đây không phải là thể hiện kiến ​​thức ngôn ngữ của bạn, mục tiêu ở đây là đảm bảo bạn và bên tuyển dụng đang nói cùng một ngôn ngữ.

Sau khi bạn làm theo các hướng dẫn của mình, hy vọng rằng bạn đã nhận được một vài cuộc gọi để phỏng vấn.

Xin chúc mừng! Bạn đã hoàn thành 50% để trở thành một tester. 50% còn lại là vượt qua vòng phỏng vấn.

Bí quyết để có một buổi phỏng vấn thành công

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy hàng ngàn lời khuyên về chủ đề này, nhưng mọi người vẫn thất bại ở bước này. Lý do là bởi vì có một cuộc phỏng vấn thành công rất quan trọng mà nói thì dễ hơn làm. Nó phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau để có một cuộc phỏng vấn thành công, từ kinh nghiệm phỏng vấn của mình, có một số điểm chính sau mà bạn cần nắm rõ:

+ Tạo ấn tượng tích cực ngay từ lần đầu tiên: Điều này cực kỳ quan trọng bởi vì không có cơ hội thứ hai cho ấn tượng đầu tiên. Mình sẽ không có lời khuyên nào phù hợp cho tất cả mọi người. Nhưng hãy tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: Ăn mặc lịch sự và chuyên nghiệp. Bình tĩnh trong phản ứng và rõ ràng trong câu trả lời.

+ Tìm hiểu về công ty: Hãy tìm hiểu kỹ về công ty mà bạn đang đi phỏng vấn. Càng nhiều chi tiết bạn biết về công ty thì bạn càng giỏi. Bạn chắc chắn sẽ gây ấn tượng với người phỏng vấn rằng bạn biết rõ về công ty của họ như thế nào. Điều này cho thấy bạn nghiêm túc khi ứng tuyển vào vị trí này.

+ Trung thực trong buổi phỏng vấn: Khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn, hãy tự tin và cố gắng hết sức để trả lời những câu hỏi đó nhưng bạn phải trả lờitrung thực. Đừng khoe khoang hay nói quá về bất cứ kỹ năng nào của bạn.

+ Thể hiện khả năng học hỏi: Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn sẵn sàng học điều mới dù bạn không có kinh nghiệm trước đó. Thật ra, không ai biết tất cả mọi thứ. Sự khác biệt là khả năng học hỏi điều mới mà.

+ Hãy tự tin: Mình biết là khó có thể tự tin khi bạn mới vào và không có nhiều kinh nghiệm, nhưng tự tin là điều rất quan trọng. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong buổi phỏng vấn nếu bạn chưa hiểu vấn đề. Điều này không chỉ giúp bạn trả lời các câu hỏi tốt hơn mà còn giúp bạn xem công ty có phù hợp với bạn hay không.

Hãy nhớ rằng, bạn đang tìm kiếm một công việc chứ không phải xin việc.

Nếu tôi vẫn thất bại thì sao…

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn làm theo tất cả những điều này và mọi thứ vẫn không suôn sẻ với bạn? Nếu thế, bạn không đơn độc. Không phải là bạn làm điều gì sai hoặc tester không phải là nghề dành cho bạn. Đôi khi, bạn vẫn cần may mắn để đạt được mục tiêu, nhưng bạn biết gì không? May mắn sẽ tìm thấy bạn nếu bạn tiếp tục làm việc chăm chỉ và kiên định.

Kết

Mình nghĩ không có bất kì một hướng dẫn hoàn hảo nào cho nghề này, quan trọng là bạn đừng ngại thử sức để hiểu chính mình. Làm tester không phải dễ dàng, nhưng mình đã làm được và mình tin là bạn cũng có thể làm được như thế.

Post Comment

Contact