Loading Now

Từ Junior Lên Senior Developer Cần Những Gì?

Là một lập trình viên, bạn muốn nâng cấp bản thân nhưng chưa biết đi sao cho đúng hướng, hoặc có thể bạn chỉ muốn biết liệu bạn có đang đi đúng hướng hay không? Bài viết này tổng hợp những lời khuyên để các junior developer có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp.

1. Thay đổi tư duy

Nếu là một lập trình viên bình thường, bạn sẽ có suy nghĩ là chỉ cần viết code sao cho nó chạy được là được. Phần mềm chạy được chính là một phần mềm tốt rồi, đó quả là một sai lầm lớn. Những lập trình viên có kinh nghiệm sẽ nghĩ về việc ai sẽ là người làm việc với những đoạn mã mình viết ra, chứ không nghĩ là mình viết code để máy tính làm việc được. Martin Fowler, nhà phát triển phần mềm, tác giả và diễn giả quốc tế, từng nói “Any fool can write code that a computer can understand. Good programmers write code that humans can understand.” (tạm dịch: Đến kẻ ngốc cũng có thể viết mã để máy tính có thể hiểu được, chỉ có những lập trình viên giỏi mới có thể viết cho con người hiểu).

Khi bạn nghĩ rằng bạn đã hoàn thành nhiệm vụ viết một đoạn code, hãy nghĩ đến người tiếp theo phải làm việc với nó. Ví dụ, hãy xem xem tên biến của bạn đã mô tả đúng chưa? Nếu bạn còn cần các comment để mô tả về code của mình, nó chưa chắc đã tốt đâu. Nói chung, hãy cố gắng đứng trên lập trường của người khác khi nhìn vào code của mình và cố gắng cải thiện nó sao cho khi nó đến tay người khác, họ có thể hiểu bạn viết gì. Bạn cũng có thể áp dụng kỹ thuật rubbder ducking để viết code của mình dễ hiểu hơn.

2. Học thêm kiến thức

Thực ra việc junior dev không có nhiều kiến thức bằng các tiền bối thì cũng không có gì là lạ. Tuy nhiên, đừng cho phép bản thân dừng lại ở đó. Là một junior, hãy tìm cách thu hẹp khoảng cách kiến thức của mình với các senior dev càng nhanh càng tốt.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách học các nguyên tắc cơ bản của phát triển phần mềm. Sẽ không có sự tăng trưởng nào được ghi nhận mà không dựa vào một nền tảng vững chắc. Bạn cần thực sự làm quen với ngôn ngữ lập trình hoặc framework mà bạn làm việc cùng. Dành một lượng thời gian đủ để nghiên cứu và thực hành những điều cơ bản trong lĩnh vực của bạn.

Điều tuyệt vời nhất trong phần này là bạn có thể tự làm nó theo tốc độ của bản thân mà không cần “chạy deadline”. Hãy bắt đầu làm quen với các pattern và tìm hiểu cách thực hiện chúng. Đi sâu vào các vấn đề về bảo mật, kiến trúc hay hiệu suất, v.v. Hãy tự đưa ra đề bài cho bản thân là thực hiện một dự án mà bạn có hứng thú, giả định nó là một dự án thật và cố gắng áp dụng những điều bạn đang học vào dự án này. Những vấn đề mà bạn sẽ gặp phải khi thực hiện những dự án giả định như vậy sẽ thúc đẩy bản thân giải quyết các vấn đề trong tương lai và phát triển hơn nữa. Hoặc nếu không muốn làm một dự án, bạn cũng có thể luyện code rồi đóng góp cho open source.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng kiến ​​thức không phải là điều duy nhất tạo ra khác biệt giữa các level của dân lập trình. Vậy nên hãy cố gắng không ngừng ở mọi lĩnh vực!

3. KISS – Keep It Simple, Stupid

Khi nói đến việc lập trình, một trong những lỗi phổ biến nhất mà một nhà phát triển ít kinh nghiệm có thể mắc phải là viết những đoạn code rất cao siêu. Bạn có thể dễ dàng nhận biết được code của một junior developer nếu nó là những đoạn code đơn giản được bọc ngoài những cú pháp phức tạp. Tuy nhiên, nên nhớ rằng làm cho mã của bạn trở nên dài dòng hơn mức cần thiết sẽ dẫn đến tăng nguy cơ bị lỗi.
Thực ra viết những đoạn code đơn giản lại không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự chu đáo và suy nghĩ mạch lạc. Là một nhà phát triển level cơ bản, bạn nên cố gắng tuân thủ nguyên tắc KISS: Keep it simple, stupid. 😀
Một kỹ năng quan trọng khác bạn nên cố gắng cải thiện là debug. Nếu bạn tạo ra bug khi đang code, chuyện đó không có gì đáng nói. Quan trọng nhất là bạn học hỏi từ những sai lầm của bạn và tránh lặp lại chúng. Khi bạn tìm hiểu cách fix bug, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những gì diễn ra trong quá trình code của bạn hoạt động.

4. Tìm cho mình một “Sư phụ”

Là một junior developer, có rất nhiều điều để bạn học hỏi từ các dev khác. Việc xem cách các đồng nghiệp khác tiếp cận và giải quyết các vấn đề nhất định đôi khi cũng rất thú vị đấy.

Bạn có thể bắt đầu lên GitLab, tìm hiểu xem các merge request trên đó được thiết kế và cấu trúc ra sao. Tự đặt câu hỏi cho bạn thân nếu là bạn thì bạn sẽ giải quyết như thế nào và sau đó so sánh kết quả của bạn với người khác.

Một cách xịn xò khác để học hỏi là đó tìm một mentor. Hãy cố gắng với một tiền bối có kinh nghiệm hơn bạn và nhờ họ trở thành sư phụ của bạn. Hãy “gõ code của bạn thành tiếng“. Điều này có nghĩa là bạn hãy giải thích cho sư phụ hay tiền bối hoặc là đồng nghiệp khác lý do tại sao bạn lại làm như thế và cách bạn làm mang lại hiệu quả gì. Sau đó hỏi xem với những bài toán như thế, họ sẽ giải quyết ra sao. Bạn sẽ bất ngờ vì những lời khuyên mà bạn nhận được đấy.

Kết

Có rất nhiều điều bạn có thể làm để nâng cấp bản thân khi bạn là một junior developer.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách mở rộng kiến thức của bạn. Tìm hiểu lý thuyết đằng sau các best practice, architecture, v.v Hãy cố gắng thu hẹp khoảng cách kiến thức với các developer có kinh nghiệm hơn bởi vì ngày bạn ngừng học là ngày mà bạn ngừng phát triển. Cố gắng giữ mọi thứ đơn giản nhất có thể. Làm việc trên một đoạn mã với suy nghĩ rằng các nhà phát triển khác cũng phải làm việc với nó, xem cách họ tiếp cận và giải quyết các vấn đề nhất định. 
Hãy nhớ rằng nếu bạn thực sự muốn trở nên tốt hơn, hãy bắt đầu từ chính bản thân bạn.

Tham khảo: medium.com

Post Comment

Contact